Số 497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Da bị tróc vảy trắng là dấu hiệu bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Ngày đăng: 16/06/2022

Da bị tróc vảy trắng có thể do các bệnh về da liễu như vảy nến, viêm da, khô da, nấm da gây nên. Đối với những bệnh lý da liễu này bạn cần đi khám da liễu để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị đúng cách. Dưới đây là thông tin về nguyên nhân và cách điều trị da bị tróc vảy trắng được chuyên gia da liễu tại Phòng khám đa khoa Đông Phương cung cấp. Bài viết chỉ cung cấp thông tin về bệnh và lời khuyên điều trị giúp bệnh nhân có thểm kiến thức về tình trạng này. Mọi người hãy tham khảo thông tin dưới đây

Da bị tróc vảy trắng là dấu hiệu bệnh gì?

da bi troc vay trang

Da bị tróc vảy trắng

Da bị tróc vảy trắng là một tình trạng khá phổ biến, tình trạng tróc vảy trắng có thể gặp ở da đầu, da mặt, da tay, khuỷu tay, chân. Hiện tượng da tróc vảy trắng thường sảy ra vào mùa đông do da bị khô tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý da liễu như bệnh vảy nến, nấm da, viêm da…Tuy các bệnh lý này đều có triệu cjhuwngs trung là da bị tróc vảy trắng nhưng với mỗi bệnh lý sẽ có đặc điểm riêng để nhận biết. Mọi người cùng tìm hiểu qua các thông tin duối đây:

1. Da tróc vảy trắng do viêm da bong vảy

Một trong những bệnh lý về da rất thường gặp là viêm da bong vảy, nguyên nhân gây bệnh do da bị rối loạn hoạt động tầng thượng bì, tại đây đào thải các tế bào cũ và các tế bào mới được tái sinh liên tục. Điều này khiến bề mặt da bị khô và bong tróc vảy cứng.

Những người có tiền sử mắc các bệnh da liễu tự miễn như vảy nến, viêm da cơ địa…là những đối tượng có nguy cơ cao.

Da tróc vảy trắng do viêm da bỏng vảy không phải bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần chú ý dưỡng ẩm cho da để cải thiện triệu chứng bên ngoài. Nếu tình trạng kéo dài người bệnh có thể liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn.

2. Da tróc vảy trắng do mắc bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là một dạng viêm da mãn tính khá phổ biến. Da bị bong tróc hình thành các vảy trắng là những dấu hiệu điển hình của bệnh vảy nến. Những mảng da bong tróc do bệnh vảy nến thường thấy ở phần da đầu, sau gáy, mangh tai, khuỷu tay, háng, bìu…Khi bệnh vảy nến nặng, các lớp vảy này sẽ dày lên nhiều lớp thành các mảng lớn và bong ra gây đau, ngứa và khó chịu cho người bệnh.

Bệnh vảy nến là bệnh mãn tính rất khó để điều trị dứt điểm, dễ tái phát nên cần được điều trị sớm. Nhiều người thường nhầm lẫn triệu chứng của bệnh vảy nến với các dạng bong tróc da thông thường như gầu nên thường chủ quan khiến bệnh nặng khó điều trị. Vì vậy khi có triệu chứng da tróc vảy trắng bạn cần liên hệ với bác sĩ da liễu để được tư vấn. Bạn có thể nhận tư vấn miễn phí từ bác sĩ chuyên khoa da liễu phòng khám đa khoa Đông Phương TẠI ĐÂY.

3. Da bị tróc vảy trắng do bệnh á sừng

da troc vay trang

Da bị tróc vảy do bệnh á sừng

Bệnh á sừng cũng là một bệnh lý da liễu phổ biến và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Những người mắc bệnh á sừng thường có một số triệu chứng như da nứt nẻ, vùng da tay da chân dễ bị bong tróc, da bị tróc vảy trắng.

Da bị tróc vảy trắng nhưng không ngứa thường lá dấu hiệu của bệnh á sừng, nguyên nhân thường do lớp sừng đang chuyển hoa chưa hết. Các lớp vảy trắng có thể kết hợp thành từng mảng, mày hồng phấn và dày lên nhiều lớp dễ nhầm lẫn với bệnh vảy nến.

Để điều trị bệnh á sừng hiệu quả và ngăn bệnh tái phát cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên những triệu chứng lâm sàng mà bác sĩ sẽ đưa ra chuẩn đoán điều trị phù hợp. Hầu hết những biểu hiện của bệnh đều xuất hiện trên bề mặt da nên phương pháp điều trị phổ biến nhất là dùng thuốc dạng bôi. Các lọi thuốc này thường có tác dụng chính là dưỡng ẩm cho da và đẩy nhanh quá trình làm bong lớp sừng.

4. Da bị tróc vảy trắng do nấm da

Bệnh nấm da là một trong những bệnh nhiễm trùng da thường gặp, vi nấm xâm nhiễm vào các mô đã bị sừng hóa như da, lông, tóc, móng,… Nguyên nhân gây bệnh là do các vi nấm ưa keratin gây ra, loại nấm này có thể gây bệnh trên cả người và động vật. loại nấm này chỉ ký sinh trên da. Vị trí lây nhiễm thường gặp là vùng kín, nhiều mồ hôi như nách, bẹn, thắt lưng, kẽ ngón chân, tóc, móng tay,… Tuy hiếm khi nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh nấm da thường kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Triệu chứng dễ thấy của bệnh là xuất hiện các mảng da bong tróc vảy trắng, hồng, đỏ hoặc nâu và gây ngứa. Bệnh nấn da thường gặp như nấm da đầu, nấm da chân, nấm da đa sắc…

Nấm da là bệnh da liễu có tính lây truyển, bệnh có thể lây khi dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, tiếp xúc trực tiếp với vùng nhiễm nấm, tiếp xúc với động vật nhiễm nấm, tiếp xúc với đất có nhiễm nấm.

Để điều trị nấm da có thể sử dụng thuốc bôi dạng kem, trường hợp nặng bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc kê đơn.

5. Da bị tróc vảy trắng do rối loạn nội tiết

Nhiều nữ giới khi đến tuổi dạy thì gặp tình trạng da bị tróc vảy trắng những không ngứa thường do rối loạn nội tiết tốt. Khi này, bã nhờn trên da tiết nhiều, gây đóng vảy, bong từng mảng.

Tình trạng này sẽ tự hết khi qua giai đoạn này, tuy nhiên có một số trường hợp mảng trắng xuất hiện quá nhiều có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Da bị tróc vảy trăng có điều trị được không?

Da bị tróc vảy trắng có thể điều trị khỏi nếu xác định được nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp. Nhìn chung, do da mất đi độ ẩm vốn có gây ra hiện tượng bong tróc nên việc dưỡng ẩm cho da thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bạn chấm dứt tình trạng này. Thời gian điều trị có thể khác nhau ở mỗi người, nhưng thông thường, sau khoảng 3-4 tuần, làn da sẽ có sự cải thiện rõ rệt.

Cách tốt nhất để điều trị da bị tróc vảy trắng ngứa

1. Trị da tróc vảy trắng bằng Tây y.

Mỗi loại bệnh sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Bạn nên tuân thủ theo phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định để đạt hiệu quả nhanh chóng.

Cách điều trị khi da tróc vảy trắng do vảy nến nhẹ

Khi bị vảy nến, da bị đóng vảy màu trắng bạc thành từng mảng lớn, bong tróc, da đỏ và sưng tấy. Tình trạng này thường xuất hiện ở mép tóc, trán, sau tai và rất khó điều trị. Bác sĩ có thể kê một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Sử dụng dầu gội đặc trị có chứa các thành phần chống viêm và chống nấm như Ketoconazole, Selenium sulfide,… Sử dụng 2-3 lần / tuần.
  • Sử dụng các loại kem bôi có thành phần steroid, thuốc mỡ có chứa axit salicylic và Calcipotriene, Anthralin để tiêu sừng, loại bỏ các mảng bong tróc.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để giúp giảm ngứa và giữ ẩm cho da.
  • Uống thuốc kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ

da bi troc vay trang

Dầu gội đầu Haicneal chứa Ketoconazole để giảm vảy trắng

Điều trị da tróc vảy do viêm da tiết bã

Da nhờn, ẩm ướt với các mảng nhỏ màu trắng hoặc vàng, ngứa do viêm da tiết bã được chỉ định dùng các loại dầu gội, kem bôi như:

  • Để giảm ngứa da đầu, bạn có thể sử dụng các loại dầu gội có chứa Corticoid, Ketoconazole, Selenium sulfide, v.v.
  • Dùng kem bôi Desonide 0,05%

Cách điều trị da tróc vảy trắng do nhiễm trùng

Da bị nhiễm khuẩn có biểu hiện bong tróc từng mảng trắng, tóc rụng nhiều, da đầu nổi mảng đỏ, mẩn ngứa hoặc mụn nước, tổn thương da lan rộng. Điều trị trong trường hợp này bao gồm:

  • Sử dụng dầu gội có chứa các thành phần chống viêm như Selenium sulfide, Ketoconazole hoặc keratolytic như Zinc Pyrithione.
  • Gội toàn bộ tóc và da đầu, giữ ít nhất 5 phút rồi gội lại bằng nước sạch
  • Thực hiện 2-3 lần / tuần cho đến khi các triệu chứng của bệnh được cải thiện
  • Nếu bệnh không cải thiện, bạn nên đi khám để được sử dụng thuốc kháng viêm để khắc phục tình trạng viêm da đầu.

Điều trị da đầu tróc vảy trắng do các nguyên nhân khác

  • Thiếu chất: Bổ sung đầy đủ dưỡng chất kết hợp sử dụng dầu gội Ketoconazole, Selenium sulfide 2-3 lần / tuần
  • Do sản phẩm chăm sóc tóc: Kiểm tra dầu gội, keo xịt tóc,… để thay loại khác phù hợp hơn.
  • Vệ sinh da đầu kém: Bạn nên thay đổi thói quen gội đầu, gội đầu 2-3 lần / tuần, không nên gội đầu quá nhiều.

Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Bạn nên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để cung cấp độ ẩm cho da, hạn chế tình trạng bong tróc, khô ráp, giúp làm chậm quá trình lão hóa da. Trong nước uống, bạn nên ưu tiên nước lọc, hạn chế uống nước ngọt đóng chai. Sinh tố hoặc nước trái cây cũng là một lựa chọn an toàn cho sức khỏe nhưng nên giảm lượng đường khi thưởng thức các loại đồ uống này.

Sử dụng kem dưỡng ẩm

Sản phẩm kem dưỡng ẩm có chứa một số thành phần giúp làm mềm da, da giữ nước tốt hơn, cân bằng độ pH cho da, từ đó giúp da luôn ẩm, mềm, mịn, được cải thiện rõ rệt. Bạn nên chọn loại kem dưỡng ẩm được chiết xuất từ ​​các thành phần tự nhiên, không chứa hương liệu để phù hợp với làn da nhạy cảm.

Sử dụng mặt nạ tự nhiên

Tình trạng da bị bong tróc vảy trắng có thể được cải thiện nếu bạn chăm sóc da bằng các loại mặt nạ tự nhiên sau:

Mặt nạ mật ong

Mật ong là nguyên liệu dưỡng ẩm hiệu quả và an toàn cho da, phục hồi những tổn thương trên da do thiếu ẩm. Bên cạnh đó, mật ong còn có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, hỗ trợ điều trị các chứng viêm da thường gặp trên da khô.

Cách làm:

– Chuẩn bị 2 thìa mật ong nguyên chất

– Rửa sạch mặt, thoa mật ong lên da

– Nằm thư giãn 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm, mát.

– Đắp 3 lần / tuần để dưỡng da hiệu quả

Mặt nạ dưa chuột

Thành phần của dưa chuột chủ yếu là nước, ngoài ra còn có các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp cân bằng độ ẩm trên da, chăm sóc da khô, giúp da trắng sáng, mịn màng.

Cách làm:

– Chuẩn bị 1 quả dưa chuột, thái lát mỏng rồi đắp lên mặt

– Nằm thư giãn 20 phút rồi tắm lại bằng nước sạch

– Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần

Mặt nạ nha đam

Nha đam có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch da. Nhiều dưỡng chất trong nha đam giúp cải thiện độ ẩm cho da, hạn chế da khô và bong tróc, trở nên mịn màng hơn.

Cách làm:

– Dùng 1/2 lá nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ rồi xay nhuyễn lấy phần gel.

– Rửa mặt thật sạch, thoa gel nha đam và thư giãn trong 20 phút

– Rửa mặt thật sạch và thoa kem dưỡng ẩm

– Thực hiện 2 lần mỗi tuần

Mặt nạ dầu ô liu

Dầu ô liu chứa các axit béo giúp nuôi dưỡng làn da, hoạt động như một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên tốt và an toàn cho da. Lượng vitamin E dồi dào trong dầu oliu có thể chống lại các gốc tự do – nguyên nhân chính gây lão hóa da.

Cách làm:

– Chuẩn bị 2 thìa dầu ô liu

– Rửa mặt thật sạch

– Thoa dầu ô liu lên da và thư giãn trong 20 phút

– Rửa sạch mặt bằng nước ấm, nước mát, sau đó thoa kem dưỡng ẩm

– Áp dụng 3 lần / tuần

Mặt nạ dầu dừa

Dầu dừa cũng là một phương pháp chữa trị hiệu quả đối với da bị bong tróc. Thành phần axit béo trong dầu dừa giúp nuôi dưỡng làn da mềm mại và giảm ngứa, sưng, viêm hiệu quả.

Cách làm:

– Chuẩn bị 2 thìa dầu dừa, đun trong lò vi sóng cho ấm

– Rửa sạch mặt, thoa đều dầu dừa lên da và thư giãn trong 20 phút

– Rửa sạch mặt bằng nước ấm, nước mát, sau đó thoa kem dưỡng ẩm

– Áp dụng 2-3 lần mỗi tuần

Bổ sung dinh dưỡng từ bữa ăn

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cũng liên quan mật thiết đến sức khỏe làn da. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ tăng cường sức đề kháng, bảo vệ da trước các tác nhân tiêu cực từ môi trường.

Thực đơn giàu đạm, vi khoáng cần thiết sẽ hỗ trợ chăm sóc da khỏe mạnh từ bên trong, tăng cường độ ẩm tự nhiên, ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, thâm mụn, dưỡng ẩm cho da.

Để điều trị ngứa vảy trắng trên mặt, bạn nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là nhóm thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, khoáng chất kẽm. Đây là những dưỡng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh và sửa chữa những hư tổn.

Trên đây là một số nguyên nhân khiến da bị tróc vảy trắng và lời khuyên điều trị bạn có thể tham khảo. Nếu đang gặp vấn đề da liễu cần được tư vấn bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa da liễu tại phòng khám đa khoa Đông Phương TẠI ĐÂY để được tư vấn miễn phí.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số Hotline 0971.122.497 hoặc Chat trực tiếp với bác sĩ tư vấn để được giải đáp.



Bài viết liên quan

đăng ký khám trực tuyến

Được hưởng nhiều ưu đãi