Số 497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Da nổi sần ngứa: nguyên nhân và cách điều trị

Ngày đăng: 04/08/2023

Da nổi sần ngứa có phải là bệnh lý về da? Các nốt sần trên da có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau với những hình dạng khác nhau. Phần đa các nốt sần sẽ có màu khác với màu da nên rất dễ nhận biết. Đây là biểu hiện của một số bệnh lý, cần tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Da nổi sần ngứa là gì?

da noi san ngua

Da bị nổi sần ngứa

Da nổi sần ngứa là vấn đề da liễu khá phổ biến. Đây là tình trạng phổ biến và dễ điều trị. Tuy nhiên đa số người bệnh vẫn chủ quan và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các nốt sần trên da có thể do một số tình trạng: nhiễm trùng, dị ứng, ung thư da…gây ra.

Nguyên nhân da nổi sần ngứa

Da nổi nốt sần và ngứa là một vấn đề da liễu cần được quan tâm và điều trị. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng da nổi sần và ngứa. Một số nguyên nhân có thể kể đến như do dị ứng với thời tiết, môi trường, dị ứng các sản phẩm hóa mỹ phẩm, cũng có thể do bệnh lý. Các vết sần thường có đặc điểm khác nhau tương ứng với tùng nguyên nhân gây ra chúng. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất.

Dị ứng thời tiết

Tình trạng da bị nổi sần ngứa khi thời tiết giao mùa là phổ biến ở nhiều người. Thời điểm này, trong không khí sẽ xuất hiện các chất gây dị ứng như nấm mốc, phấn hoa, vi khuẩn có hại… Chính các chất này kèm theo các yếu tố bên ngoài tác động lên da làm lượng histamin trong máu tăng lên gây kích thích da làm da nhạy cảm hơn, nhiêu người da phản ứng mạnh sẽ gây sần và ngứa, khi càng gãi nốt dần càng lan rộng và ngứa nhiều hơn.

Dị ứng với hóa mỹ phẩm

Việc bị dị ứng với các thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da không hiếm gặp. Rất nhiều người gặp tình trạng da bị nổi sần và ngứa khi sử dụng mỹ phẩm. Nguyên nhân có thể do trong sản phẩm mỹ phẩm có một thành phần khiến da bạn bị kích ứng. Hoặc các sản phẩm mỹ phẩm kém chất lượng cũng gây ra dị ứng da.

Trước khi sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bạn nên đọc kỹ thành phần và cách sử dụng đúng cách. Đặc biệt đối với các sản phẩm hóa mỹ phẩm cần tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi sử dụng.

Dị ứng thuốc

Nhiều trường hợp da bị nổi mẩn ngứa do sử dụng các loại thuốc kháng sinh. Khi cơ thể mẫm cảm với các thành phần như aspirin, một số thành phần trong thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, Vacxin sẽ gây ra các nốt sần mề đay gây ngứa.

Nếu các nốt sần nổi nhiều và gây ngứa bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn.

Dị ứng với thực phẩm

da noi san ngua

Dị ứng với hải sản

Có một số loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng như tôm, cua, ghẹ, các đồ uống chứa cồn…Sau khi cơ thể thu nạp lượng lớn những loại thực phẩm này sẽ giải phóng histamin gây ra hiện nổi sẩn ngứa, mề đay trên da.

Yếu tố di truyền

Những người có người thân mắc các bệnh da liễu như nổi mề đay sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường

Suy giảm chức năng gan

Gan lờ cơ quan giúp cơ thể đào thải độc tố, chức năng gan bị suy giảm được cho là nguyên nhân gây ra mẩn ngứa, và các nốt sần trển da.

Ngoài ra vi khuẩn ngoài da, lông chó, mèo, phấn hoa…cũng là những dị nguyên khiến da bị sẩn ngứa.

Da nổi sần ngứa có nguy hiểm không?

Rất nhiều người cảm thấy hoang mang lo lắng khi thấy trên da xuất hiện những nốt sần ngứa màu đỏ.

Sần ngứa có thể chỉ là một triệu chứng dị ứng thông thường và sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần phải điều trị.

Một số trường hợp sần ngứa cần chú ý khi kèm theo các triệu chứng như sần ngứa kéo dài, vùng da ngứa dữ dội, sưng, phù nề, sốt, mệt mỏi, buồn nôn….

Cách điều trị da nổi sần ngứa

Có 2 phương pháp điều trị da nổi sần ngứa là điều trị bằng thuốc tây y và bằng các bài thuốc dân gian.

Sử dụng thuốc tây y

da noi san ngua

Sử dụng thuốc tây y

Điều trị bằng thuốc tây y là cách phổ biến và đem lại hiệu quả nhanh tróng. Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến:

  • Thuốc bôi:Thuốc bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương thường có tác dụng nhanh chóng. Các triệu chứng ngứa giảm nhanh chóng, da dịu lại và giảm dần các vết mẩn đỏ.
  • Thuốc kháng histamine: Thuốc kháng histamine được sử dụng trong điều trị dị ứng là thuốc kháng histamine H1. Các loại thuốc này sẽ cạnh tranh với các thụ thể histamine tại các tế bào đích, ngăn không cho histamine liên kết với các thụ thể của chúng. Khi chúng không kết hợp với nhau, tình trạng ngứa và dị ứng sẽ giảm. Tuy nhiên, thuốc kháng histamine chỉ có tác dụng điều trị triệu chứng chứ không điều trị nguyên nhân. Nên không thể giúp người bệnh khỏi hoàn toàn, không tái phát.
  • Thuốc corticoid: Đây là loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, viêm da cơ địa từ lâu đời. Thuốc ức chế sự tăng sinh tế bào và gây co mạch. Qua đó, nó sẽ giúp ức chế các tế bào miễn dịch và kiểm soát quá trình viêm nhiễm. Nhờ vậy, các nốt ngứa sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. Tuy nhiên, thuốc cũng gây ra một số tác dụng phụ như giãn mao mạch, nổi mụn, teo da, giảm sắc tố da….

Chữa da nổi sần và ngứa tại nhà bằng dân gian

Ngoài cách chữa da bị sần và ngứa bằng thuốc tây y bạn cũng có thể kéo hợp điều trị bằng các bài thuốc dân gian tại nhà để tăng hiệu quả điều trị. Một số cách điều trị tại nhà hiệu quả có thể áp dụng như:

Chườm khăn lạnh

Chườm khăn lạnh là một cách giúp giảm nhanh các tình trạng tổn thương da, và nóng da…Đặc biệt có hiệu quả trong việc giảm ngứa với trường hợp da bị sần ngứa.

Sử dụng lá trà xanh

Hàm lượng polyphenol, flavonoid và vitamin C trong lá trà xanh có tác dụng sát khuẩn, thanh nhiệt, tiêu viêm. Vì vậy, khi dùng nước lá chè xanh để tắm sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm nhiễm, mẩn đỏ, sẩn ngứa, đồng thời giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương.

Để chữa sẩn ngứa bằng lá chè xanh, bạn cần thực hiện các bước sau:

  • Rửa sạch lá trà xanh và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút
  • Sau khi lá chè xanh ráo nước, bạn cho lá vào nồi nước đun sôi (khoảng 2-3 lít nước).
  • Nấu khoảng 10 phút thì tắt bếp. Thêm nước lạnh để đảm bảo lá trà xanh ở nhiệt độ từ 30 – 40 độ. Dùng công thức này tắm liên tục 3-5 ngày, ngày 1 lần sẽ giúp cải thiện tình trạng.

Sử dụng nha đam

Nha đam là một trong những cay được đánh giá cao trong chăm sóc do và làm đẹp, nó cũng có tác dụng rất tốt trong điều trị sần ngứa da. Gel nha đam mát có tác dụng làm dịu da và giảm ngứa.

Để sử dụng bạn lấy nha đam đem gọt phần vỏ lấy phần thịt chứa gel rồi massage lên phần da bị sần ngứa, để 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa da nổi sần, ngứa

Theo các chuyên gia , để hạn chế các nốt sần ngứa da lan rộng, người bệnh cần lưu ý:

  • Kiêng gãi khi bị sần ngứa: Khi bị ngứa phản ứng đầu tiên thường là gãi với mục đích giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, bạn càng gãi thì cơn ngứa càng nghiêm trọng và lan rộng. Vùng da bị trầy xước, rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Ngừng sử dụng hóa mỹ phẩm khi bị sần ngứa: Da bị sần ngứa có thể do dị ứng với hóa mỹ phẩm. Nên khi có triệu chứng da bị sần và ngứa bạn nên ngừng sử dụng các sản phẩm đó.
  • Kiêng đồ ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đạm: Nhiều người bị nổi sần và ngứa ngoài da do ăn các loại hải sản, đồ cay nóng, chất kích thích. Vì vậy những người gặp vấn đề da nên hạn hoặc tuyệt đối không dùng những loại thực phẩm này.
  • Tham khám khi có dấu hiệu của bệnh: Khi nhận thấy dấu hiệu có nốt sần và ngứa ngáy cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và chuẩn đoán nguyên nguyên nhân và có phác đồ điều trị.

Mọi thắc mắc xin liên hệ Hotline 0971.122.497 hoặc Chat trực tiếp với bác sĩ để được giải đáp.



Bài viết liên quan

đăng ký khám trực tuyến

Được hưởng nhiều ưu đãi