Số 497 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội

Da nổi sần không ngứa – Nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà

Ngày đăng: 17/05/2022

Da nổi sần không ngứa là vấn đề không ít người gặp phải? Vậy đây có phải bệnh lý về da liễu, cách điều trị như thế nào? Hãy cùng lắng nghe giải đáp của bác sĩ chuyên khoa da liễu đang công tác tại Phòng khám da liễu Đông Phương!

Da nổi sần không ngứa có nguy hiểm không?

Thông thường da nổi sần thường kèm theo ngứa ngáy khó chịu, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp da nổi mụn, nổi sần nhưng không ngứa khiến người mắc cảm thấy lo lắng, không biết có phải mình bị bệnh da liễu hay không?

da noi not san khong ngua

da nổi sần không ngứa

Theo bác sĩ Lê Hồng Gấm là bác sĩ chuyên khoa da liễu đang công tác tại phòng khám Da Liễu Đông Phương cho biết: Da nổi sần không ngứa, các nốt sần to bằng ngón tay hoặc theo từng mảng, có thể có mày hồng hoặc trùng với màu da..có thể xuất phát từ những nguyên nhân như dị ứng do thời tiết thay đổi, dị ứng với thực phẩm hay các loại hóa chất, mỹ phẩm…

Với những trường hợp bị nẩm không ngứa không do yếu tố bệnh lý thì không cần điều trị, nẩn sẽ tự biến mất sau vài ngày.

Tuy nhiên da nổi sần không ngứa có thể xuất phát từ một số bệnh lý da liễu, nếu nổi sần nhiều ngày không khỏi người bệnh cần lưu ý liên hệ với bác sĩ hoặc đi khám tại những địa chỉ khám da liễu uy tín để chuẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị.

Da nổi mẩn ngứa thường do những nguyên nhân nào?

Nhiều chuyên gia da liễu cho rằng, hiện tượng da nổi sần không ngứa có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:

1. Dày sừng nang lông

Bệnh dày sừng nang lông xảy ra khi da không được làm sạch đúng cách hoặc cơ thể sản xuất quá nhiều keratin, khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Sần không ngứa là những nốt sần nhỏ, có màu đỏ hoặc không màu là đặc trưng của bệnh.

Đây là bệnh ngoài da di truyền, da nổi sần lên không ngứa ở các vùng da như đùi, tay, mông hay chân… Bệnh này tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ. Nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

2. Da nổi sần do mụn ẩn dưới da

Mụn ẩn cũng là một trong những nguyên nhân hình thàng các nốt sần không ngứa trên da, vị trí các nốt mụn sần thường gặp nhất trên vùng mặt. Mụn ẩn thường tập trung thành từng đám và có xu hướng lan rộng. Vùng trán, má và cằm là những vị trí hay xuất hiện mụn ẩn.

Vấn đề về da nổi sần có thể do vệ sinh không đúng cách, da nhạy cảm, sử dụng mỹ phẩm hoặc các tác nhân bên ngoài. Mụn ẩn thường không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị do nhân mụn nằm sâu dưới da.

3. Da nổi sần không ngứa do bệnh á sừng

Bệnh á sừng là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí trên da, chủ yếu khu trú ở những vùng da nhạy cảm như bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân. Bệnh á sừng tuy không gây hại cho sức khỏe nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh mất tự tin khi giao tiếp đám đông.

Nổi mẩn ngứa ngoài da do bệnh á sừng thường liên quan đến các yếu tố như thời tiết, tiếp xúc với hóa chất gây kích ứng, xăng dầu, đất bẩn, yếu tố di truyền và cơ địa của mỗi người. Dấu hiệu của bệnh á sừng thường là những nốt sẩn rải rác trên da gây khó chịu cho người bệnh cũng như những người tiếp xúc với người bệnh.

4. Do nổi sần không ngứa do phát ban

Hiện tượng này thường bắt đầu vào những ngày nắng nóng. Vì nhiệt độ cao sẽ khiến da tiết nhiều mồ hôi hơn bình thường. Điều này khiến cho một lượng mồ hôi bị giữ lại trong lỗ chân lông, khó thoát ra ngoài. Nhiệt độ cơ thể thường sẽ tăng cao và phát ban.

da noi san khong ngua

Phát ban da gây ra những nốt sần khôn gây ngứa

Triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là xuất hiện các nốt mụn đỏ, các nốt sần trên da. Các nốt mẩn đỏ trên da do phát bạn thường không gây ngứa cho người bệnh.

5. Nổi mẩn da do chàm nang lông

Chàm nang lông cũng là một trong những bệnh ngoài da với triệu chứng nổi các nốt sần trên bề mặt. Tuy nhiên, viêm nang lông có thể gây ngứa trong một số trường hợp. Các vị trí thường gặp của bệnh chàm nang lông là khuỷu tay, đầu gối,… Da có dấu hiệu dày lên, nổi sần, lỗ chân lông nở to, da thường bị khô và dễ bị bong tróc, khó chịu.

Chàm nang lông khiến da sần sùi, không ngứa, dễ bong tróc.

Các trường hợp bị viêm nang lông có thể điều trị bằng một số loại thuốc bôi tiêu sừng, bổ sung một số loại sữa tắm, kem dưỡng ẩm phù hợp để chăm sóc và cải thiện tình trạng da.

6. Da nổi mẩn không ngứa có thể bị vảy phấn hồng

Nếu da của bạn nổi nhiều nốt sần màu hồng không ngứa, bạn cũng có thể đang sống chung với bệnh vảy phấn hồng. Căn bệnh này thường do một số loại vi rút tấn công và kích hoạt. Da của bạn sẽ đỏ nhưng không ngứa. Ngoài ra, vùng da bị tổn thương cũng rất dễ đóng vảy, bong tróc nếu không được chăm sóc đúng cách.

7. U sơ da

U xơ da là một chứng rối loạn da tương đối phổ biến, có thể bắt đầu ở bất kỳ vùng da nào, phổ biến nhất là ở bàn chân. Nó thường xảy ra khi các mô trong lớp biểu bì của da trở nên hoạt động quá mức, làm phát sinh các khối u sần nhỏ, lành tính.

Triệu chứng u xơ da đặc trưng nhất là xuất hiện các nốt sần sùi màu nâu hoặc hồng nhạt. Các nốt có thể sưng lên nhưng không ngứa nếu bạn không chạm vào.

8. Ban xuất huyết

Nếu da bạn xuất hiện các nốt sần đỏ, không ngứa, đó có thể là triệu chứng của ban xuất huyết. Căn bệnh này thường bắt đầu khi các tế bào hồng cầu thoát ra khỏi mạch máu và di chuyển đến các mô dưới da.

Các vệt, nốt sần hoặc phát ban do ban xuất huyết có xu hướng biến mất sau vài ngày. Mặc dù có rất ít vấn đề nghiêm trọng nhưng nó làm mất đi vẻ đẹp của làn da.

Ngoài ra, da không ngứa còn có thể do các nguyên nhân sau:

  • Vệ sinh da không sạch sẽ
  • Chất gây dị ứng
  • Sử dụng mỹ phẩm kích ứng mạnh
  • Các tuyến bã nhờn hoạt động quá mức

Cách khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa

1. Cách khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà thường nhằm mục đích cải thiện độ ẩm tự nhiên của da. Nó cũng giúp da thông thoáng hơn. Nhiều liệu pháp cũng ức chế các phản ứng viêm để giúp hạn chế tổn thương cho da.

da noi san khong ngua

Khắc phục da sần ngứa tại nhà

Bạn có thể áp dụng một số cách sau để khắc phục tình trạng sa nổi sần không ngứa:

  • Bôi kem dưỡng ẩm: Cách này không chỉ giúp làm dịu tại vị trí nốt sần mà còn giúp tăng cường độ ẩm tự nhiên cho da. Khi da nổi sần không ngứa, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và không chứa cồn.
  • Tẩy tế bào chết: Làm thông thoáng lỗ chân lông và loại bỏ các tạp chất trên da. Nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như cám gạo, bột đậu đỏ, đậu xanh… để tẩy tế bào chết.
  • Sử dụng tinh dầu: Massage bằng tinh dầu cũng là một cách tốt để bạn khắc phục tình trạng da nổi sần không ngứa. Bạn có thể dùng dầu dừa hoặc dầu oliu thoa một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương. Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 15 phút.

2. Dùng các loại thuốc Tây

Thuốc thường sẽ được kê đơn khi da nổi sần không ngứa liên quan đến vấn đề bệnh lý. Tùy vào từng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc bôi hoặc thuốc uống phù hợp.

da noi san khong ngua

Thuốc điều trị da sần không ngứa

Có thể dùng một số loại thuốc sau:

  • Các loại kem bôi có chứa axit salicylic
  • Corticosteroid liều nhẹ
  • Thuốc chống viêm

Da nổi sần không ngứa phần lớn là do dày sừng nang lông. Đối với tình trạng này, các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Nacurgo Gel
  • Nazinc
  • Sovite-WOOD
  • Zin C

Điều quan trọng là phải dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Khi có vấn đề phát sinh cần báo ngay để được can thiệp sớm. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng trong mọi trường hợp. Tránh tăng hoặc giảm liều lượng của bạn mà không có hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Hướng dẫn chăm sóc khi da nổi sần không ngứa

Khi có những biểu hiện của bệnh da liễu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách để tránh nhiễm trùng da.
  • Tuyệt đối không gãi, bóc, loại bỏ những vùng tổn thương trên da để không làm nặng thêm tình trạng da.
  • Trong thời gian điều trị bệnh ngoài da, nên chú ý chọn những bộ quần áo mỏng nhẹ, thấm hút mồ hôi tốt để có thể thoải mái hơn trong cuộc sống.
  • Tuyệt đối không tắm bằng nước nóng, thay vào đó nên dùng nước ấm vừa phải. Vì nước nóng sẽ khiến tình trạng khô da trở nên tồi tệ hơn. Thời gian tắm hợp lý chỉ nên giới hạn trong 10-15 phút.
  • Cung cấp đủ nước mà cơ thể cần mỗi ngày, đồng thời điều chỉnh chế độ ăn uống. Tăng cường với các sản phẩm giàu vitamin, khoáng chất và omega-3 để giúp duy trì làn da sáng khỏe và cân bằng độ ẩm tự nhiên.
  • Bảo vệ và che chắn cẩn thận cho da khi đi ra ngoài. Chú ý giữ ấm cho da khi thời tiết chuyển lạnh, da hạ nhiệt.
  • Thức dậy đúng giờ và ngủ đủ giấc.
  • Hạn chế trang điểm hoặc sử dụng mỹ phẩm, sản phẩm làm trắng khi da chưa nổi bật.

Để cải thiện tình trạng da, bạn cần chú ý đi khám tại những địa chỉ khám da liễu uy tín để có những chỉ định điều trị từ bác sĩ. Hi vọng một số thông tin trên có thể giúp bạn sớm cải thiện được tình trạng da của mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ số Hotline 0971.122.497 hoặc Chat trực tiếp với bác sĩ tư vấn để được giải đáp.



Bài viết liên quan

đăng ký khám trực tuyến

Được hưởng nhiều ưu đãi